Mô tả Rắn_hổ_mang_rừng_rậm

Rắn hổ mang rừng rậm là loài rắn hổ mang lớn nhất châu Phi thuộc chi Naja[6] và có lẽ là lớn nhất trong tất cả những loài rắn hổ mang thật sự (Naja) trên thế giới.[5][17] Chiều dài rắn trưởng thành trung bình khoảng 1,4 đến 2,2 m (4,6 đến 7,2 ft), nhưng có thể đạt 2,7 mét (8,9 foot),[6][18] và thậm chí chiều dài còn lên đến 3,1 mét (10 foot) cũng có thể xuất hiện trong trường hợp hiếm.[5] Rắn đực và rắn cái phát triển chiều dài tương tự nhau, dường như không có sự lưỡng hình giới tính ở loài này.[19] Phần đầu rắn lớn, rộng, phẳng và mảnh khảnh dễ nhìn thấy từ phần cổ. Thân rắn tương đối dày, vuốt thon và dẹt nhỏ với chiếc đuôi mảnh dẻ mà lại dài vừa phải. Cơ thể bị dồn nén tại lưng bụng (nơi mà vảy lưng và vảy bụng dưới gặp nhau ở mỗi bên cơ thể), sau lưng gần giống hình trụ (đuôi, cuối thân). Rắn hổ mang rừng rậm có xương sườn cổ dài, có khả năng mở rộng để phồng ra phần mang cổ dài, nhọn khi bị đe dọa. Góc nằm giữa đỉnh đầu và phía bên đầu giữa đôi mắt, được xem như khóe mắt dễ nhìn thấy, trong khi chiếc mõm tròn. Đôi mắt lớn với đồng tử tròn.[18]

Bộ vảy rắn

Giống như những loài rắn khác, rắn hổ mang rừng rậm có da bao bọc bằng vảy. Rắn được bao phủ hoàn toàn bằng vảy hoặc vảy sừng có hình dạng, kích cỡ đa dạng, xem như một lớp da rắn toàn vẹn. Vảy bảo vệ cơ thể rắn, hỗ trợ vận động, cho phép giữ lại độ ẩm bên trong, làm thay đổi đặc tính khiến bề mặt trở nên gồ ghề để hỗ trợ ngụy trang. Vảy lưng mịn màng, bóng loáng, không cân xứng lớn.[3] Màu sắc loài rắn này có thể biến đổi, với 3 kiểu hình thái màu sắc chính:

  • Kiểu hình thái màu sắc thứ nhất: từ rừng rậm đến bìa rừng, từ đông Sierra Leone đến tây Kenya, phía nam Angola, rắn có màu đen bóng loáng, khu vực cằm, cổ họng, trước bụng có màu kem hoặc trắng, với những vết hoặc những thanh ngang rộng màu đen. Hai bên đầu đánh dấu nổi bật bằng màu đen và màu trắng, tạo ấn tượng rằng các thanh ngang trắng hoặc đen thẳng đứng trên môi.[20]
  • Kiểu hình thái màu sắc thứ hai: trên nhiều đồng cỏ phía tây châu Phi, rắn có khoang màu đen xen lẫn vàng, đuôi đen, trên đầu vàng nâu; bờ môi, cằm, cổ có màu vàng.[20]
  • Kiểu hình thái màu sắc thứ ba: từ đồng bằng duyên hải phía đông châu Phi, phía nam đến KwaZulu-Natal, nội địa đến Zambia và miền nam Congo, rắn có màu nâu nhạt hoặc nâu đen ở phần trên thân, nhạt màu phần dưới, bụng có màu vàng hoặc màu kem, có những đốm nhỏ đậm màu nâu hoặc đen; mẫu vật tại nhiều nơi phía nam phạm vi có đuôi đen. Mẫu vật chứa hắc tố (toàn màu đen) được ghi chép tại tây Phi.[20]

Số lượng vảy trên đầu, thân và đuôi của rắn hổ mang rừng rậm:[20]

  • Lưng (giữa thân): 19-21
  • Bụng: 201-214
  • Dưới đuôi: 63-72 (cặp)
  • Mảng dẹt hậu môn: đơn
  • Môi trên: 7 (8)

  • Môi trên đến đôi mắt: 3 & 4
  • Trước mắt: 1-2
  • Trụ mắt: 2-3
  • Môi dưới: 8
  • Thái dương: biến thiên

Nọc độc

Nọc độc loài rắn hổ mang này thuộc nhóm neurotoxin (độc tố thần kinh) nhận truyền tín hiệu qua khớp thần kinh và vết cắn gây nhiễm độc thần kinh nặng.[8] Ernst và Zug et al. 1996 liệt kê giá trị 0,225 mg/kg SC.[21] Theo Brown và Fry thuộc cơ sở dữ liệu về nọc độc và độc tố Australia, giá trị LD50 trên phúc mạc chuột là 0,324 mg/kg.[22][23] Lượng nọc độc trung bình cho mỗi vết cắn là 571 mg còn lượng nọc độc tối đa là 1102 mg.[24] Loài rắn này có thể rất nguy hiểm do lượng nọc độc lớn tiêm vào trong một lần cắn đơn nhất và bản tính hung hăng khi tự vệ. Sự tử vong có khả năng diễn ra nhanh chóng, trong vòng 30 đến 120 phút khi gặp trường hợp trúng độc nghiêm trọng. Dấu hiệu cùng triệu chứng khi trúng độc gồm có sụp mí mắt, buồn ngủ, liệt tứ chi, mất thính lực, mất khả năng nói chuyện, chóng mặt, mất điều hòa, sốc, huyết áp thấp, đau bụng, sốt, xanh xao, và những triệu chứng thần kinh, hô hấp khác.[8]

Rắn hổ mang rừng rậm là một trong những loài rắn cắn người nhiều nhất giữa các loài hổ mang châu Phi,[8] phần lớn do thói quen sống nơi rừng rậm. Triệu chứng khi bị cắn rất giống rắn hổ mang Ai Cập (Naja haje).[25] Kinh nghiệm lâm sàng đối với loài rắn này rất ít ỏi, chỉ vài vết cắn được ghi chép vào tài liệu. Tử vong do suy hô hấp vì nhiễm độc thần kinh nặng, nhưng hầu hết nạn nhân sẽ sống sót nếu cấp cứu bằng huyết thanh chống độc kịp thời ngay khi có dấu hiệu trúng độc lâm sàng. Trường hợp tự phục hồi hiếm hoi mà không cần dùng huyết thanh chống độc cụ thể cũng từng có; tuy nhiên, bỏ qua việc sử dụng huyết thanh chống độc khiến nạn nhân gặp nguy cơ thương tật và tử vong cao. Nếu trở nên dồn ép hoặc bị kích động, rắn có thể nhanh chóng tấn công đối phương, do lượng lớn nọc độc được tiêm vào, khả năng kết cục tử vong diễn ra rất nhanh. Tỷ lệ tử vong của một vết cắn không điều trị, không rõ chính xác nhưng được cho là khá cao. Rắn hổ mang rừng rậm không nhổ hoặc phun nọc độc. Loài này được ngành bò sát học đánh giá là một trong những loài rắn thông minh nhất thuộc họ rắn hổ châu Phi.[25]

Hai trường hợp tại Liberia trải qua những triệu chứng thần kinh nặng, bao gồm sụp mí mắt, buồn nôn, nôn mửa, tim đập nhanh, suy hô hấp. Một đứa trẻ tại Ghana chết trong vòng 20 phút sau khi bị rắn cắn, nghi ngờ là loài rắn này.[26]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Rắn_hổ_mang_rừng_rậm http://www.zoo.org.au/news/rare-reptile-raches-mil... http://www.mapress.com/zootaxa/2009/f/zt02236p036.... http://www.merriam-webster.com/medical/leuc- http://www.merriam-webster.com/medical/melano http://www.rfadventures.com/Forest%20Cobra.htm http://www.thefreedictionary.com/naja http://www.toxinology.com/fusebox.cfm?fuseaction=m... http://www.venomdoc.com/LD50/LD50men.html http://www.venomsupplies.com/assets/published-pape... http://citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/download?doi=...